Rối như dòng tiền của Shark Thủy và Apax Holdings

Thông tin từ Apax Holdings (IBC), Chủ tịch Nguyễn Ngọc Thủy sẽ mua lại 104 tỉ đồng trái phiếu của doanh nghiệp từ NĐT. Ông Thủy cũng đã chi khoảng 120 tỉ đồng liên tiếp gia tăng sở hữu tại IBC trong hai tháng gần đây. Đáng chú ý là Shark Thủy đang nhận từ IBC khoản tiền ứng gần 270 tỉ đồng đặt cọc và lãi đặt cọc mua cổ phần của Anh ngữ Apax. Nhận tiền ứng gần 260 tỉ đồng từ Apax Holdings, Shark Thủy liên tục rót vốn ngược vào chính doanh nghiệp HĐQT CTCP Đầu tư Apax Holdings (mã: IBC) vừa thông qua giao dịch mua lại trái phiếu chuyển đổi của công ty giữa Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Thủy và nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Theo đó, ông Thủy sẽ mua lại 104 trái phiếu chuyển đổi mệnh giá 1 tỉ đồng/trái phiếu lãi suất 5%/năm. Số trái phiếu này nằm trong lô trái phiếu trị giá 207 tỉ đồng kì hạn 5 năm mà Apax Holdings phát hành ngày 21/6/2018 và dự kiến đáo hạn vào ngày 11/6/2023. Trước đó, vào tháng 10/2019, công ty đã được UBCKNN chấp thuận chuyển đổi 103 trái phiếu trong lô trái phiếu trên thành 5,13 triệu cổ phiếu với giá chuyển đổi 20.066 đồng/cp. Được biết, mục đích sử dụng vốn của lô trái phiếu này để giải ngân 189 tỉ đồng để mua 18,88 triệu cổ phần của Anh ngữ Apax, nâng tổng số cổ phần công ty sở hữu tại Anh ngữ Apax lên 42,17 triệu đơn vị. Phần vốn còn lại tỉ đồng còn lại bổ sung vào nguồn vốn lưu động của IBC. Không chỉ rót vốn mua trái phiếu, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Thủy liên tục gom cổ phiếu IBC trong hai tháng mới đây. Gần nhất vào ngày 2/7, ông Thủy mua thành công gần 2,25 triệu cổ phần, nâng tỉ lệ nắm giữ tại Apax Holdings từ 3,54% lên 6,29% vốn điều lệ, theo đó trở thành cổ đông lớn thứ hai của Apax Holdings chỉ sau Tập đoàn Giáo dục EGroup. Trước đó, ngày 29/5 – 25/6, ông Thủy cũng mua vào gần 2,89 triệu cổ phiếu IBC, chỉ đạt 56% số lượng cổ phần đã đăng kí giao dịch do thanh khoản cổ phiếu thấp. Ước tính số tiền Chủ tịch Nguyễn Ngọc Thủy chi ra cho những lần gia tăng tỉ lệ sở hữu tại Apax Holdings vào khoảng hơn 120 tỉ đồng. Đáng chú ý, theo báo cáo tài chính quí II/2020, Apax Holdings đang ứng cho ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT tổng 257 tỉ đồng. Trong đó, khoản đặt cọc (233,8 tỉ đồng) và lãi đặt cọc (22,7 tỉ đồng) mua cổ phần của CTCP Anh ngữ Apax theo thỏa thuận chuyển nhượng ngày 2/1/2020. Ma trận dòng tiền giữa Shark Thủy và Apax Holdings - Ảnh 1. Trong khi đó, các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài liên tiếp có động thái trái chiều với cổ đông nội bộ của doanh nghiệp. Cụ thể, cùng ngày 2/7 diễn ra giao dịch của ông Thủy, quĩ Valuesystem Global Mezzanine Investment - Private Investment Fund đã bán ra hơn 720.400 cổ phiếu IBC, tương đương đương 0,88% vốn điều lệ của Apax Holdings vào ngày 2/7; sau giao dịch quĩ này chỉ còn nắm giữ 2 cổ phần của công ty. Cũng trong thời gian trên, quĩ Valuesystem Dae Gwang A Investment-Private Investment Fund bán ra gần 1,53 triệu cổ phần, tương đương 1,87% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty và chỉ còn sở hữu 9 cp. Ngay sau khi công bố thay đổi thay đổi sở hữu, cả hai quĩ này lại đăng kí bán nốt số cổ phần còn lại, dự kiến không còn là cổ đông của Apax Holdings. Tăng vốn trả nợ công ty con Cuối tháng 12/2019, HĐQT Apax Holdings đã ra quyết định đầu tư gần 350 tỉ đồng vào CTCP Anh ngữ Apax. Cụ thể, công ty mua 6,6 triệu cổ phần của Anh ngữ Apax với giá 53.000 đồng/cp, nâng tỉ lệ sở hữu tại Anh ngữ Apax từ 68,91% lên 79,69% vốn điều lệ. Cùng thời gian đó, Apax Holdings có vay 350 tỉ đồng từ Anh ngữ Apax. Kì hạn khoản vay là một năm với lãi suất bằng lãi suất cho vay 12 tháng của ngân hàng BIDV. Theo Apax Holdings, công ty đã sử dụng chính khoản vay từ Anh ngữ Apax để gia tăng tỉ lệ sở hữu tại đơn vị này. Đáng chú ý, vài ngày trước phiên họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 hồi giữa tháng 6, Apax Holdings bổ sung tờ trình về phương án phát hành riêng lẻ hơn 20 triệu cổ phần cho CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup - công ty mẹ hiện đang sở hữu 66,66% vốn điều lệ của Apax Holdings (tính đến ngày 19/6/2020). Số tiền huy động sau đợt phát hành lại được dùng để để thanh toán gốc vay của CTCP Anh ngữ Apax (khoảng 370 tỉ đồng), phần còn lại phục vụ cho việc bổ sung cho nguồn vốn lưu động của công ty. Apax Holdings hiện là chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục như Anh ngữ Apax , Giáo dục Igarten, English Now Global và Trường liên cấp Firbank Australia. Ma trận dòng tiền giữa Shark Thủy và Apax Holdings - Ảnh 2. Kết quả kinh doanh của IBC. Nguồn: Thu Thủy tổng hợp Nửa đầu năm 2020, tình hình kinh doanh của IBC đi xuống rõ rệt với khoản lỗ ròng 168 tỉ đồng trong khi cùng kì năm ngoái lãi 78 tỉ đồng dù doanh thu tăng trưởng 16%. Nguyên nhân chính do giá vốn cung cấp dịch vụ cùng chi phí bán hàng tăng mạnh kéo lợi nhuận công ty đi xuống. https://vietnambiz.vn/roi-nhu-dong-tien-cua-shark-thuy-va-apax-holdings-20200821130454749.htm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Món bò Beefsteak sốt tiêu sọ và nấm

Đồng nhất thức Euler và sự quyến rũ của toán học

Tử vi hàng ngày cho cung Ma Kết ngày 07/01