Phía sau khoản lỗ đột ngột của The Coffee House và sự vươn lên bất ngờ của Phúc Long

 Năm 2019, cả ba đơn vị Phúc Long, StarbucksThe Coffee House đều chạm đến quy mô doanh thu 700 – 800 tỷ đồng.  Tuy nhiên, nếu như lợi nhuận của cả Phúc Long và Starbucks tăng lên thì The Coffee House bất ngờ báo lỗ 81 tỷ đồng năm 2019, lần đầu tiên lỗ trong nhiều năm trở lại đây.

10 năm trước đây, nói “đi cà phê” thì một vài cái tên nổi bật nhất, nhiều quán nhất sẽ được nhắc đến như Highlands Coffee hay Trung Nguyên. Tuy nhiên, sự bùng nổ của thị trường F&B Việt Nam với sự ra đời của hàng chục thương hiệu theo dạng chuỗi đã giúp cho sự lựa chọn của khách hàng phong phú hơn rất nhiều, đồng thời tạo nên cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu cà phê và đồ uống.

Nhiều cái tên đến, nổi tiếng rồi ra đi. Hiện nay trên thị trường này, những cửa hàng nổi tiếng nhất thuộc về Highlands, Phúc Long, Starbucks, The Coffee House và Trung Nguyên.

Năm 2019, doanh thu của Highlands Coffee đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 35% và tiếp tục vươn đến mức đỉnh mới. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế rơi về mức 84 tỷ đồng, giảm 35% so với năm trước đó. Giai đoạn 2017 – 2018, lợi nhuận ròng của Highlands Coffee đạt mức cao nhất khoảng 130 tỷ đồng.

Trong khi đó, Phúc Long, Starbucks và The Coffee House vươn lên mạnh mẽ. Năm 2019, cả ba đơn vị này đều chạm đến quy mô doanh thu 700 – 800 tỷ đồng.

Nhưng nếu như lợi nhuận của cả Phúc Long và Starbucks tăng lên thì The Coffee House bất ngờ báo lỗ 81 tỷ đồng năm 2019, lần đầu tiên lỗ trong nhiều năm trở lại đây.

Trong những năm gần đây, The Coffee House luôn khuyến khích khách hàng trải nghiệm app sản phẩm cùng với đó đi kèm những ưu đãi hấp dẫn. Thực tế lượt tải ứng dụng The Coffee House trên Google App Store đã vượt 100.000, bỏ rất xa so với các chuỗi cà phê khác trên thị trường.

Lý giải cho điều này nằm ở việc The Coffee House là chuỗi cà phê duy nhất trong số các thương hiệu lớn không đưa cửa hàng lên các app giao nhận đồ ăn, thay vào đó sử dụng dịch vụ giao hàng của riêng mình.

Quan điểm của lãnh đạo chuỗi cà phê này cho rằng việc hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn là tự sát. “Các ứng dụng giao đồ ăn đốt tiền khuyến mãi chỉ đem lại giá trị ngắn hạn cho các thương hiệu đồ ăn thức uống. Thương hiệu rồi sẽ lệ thuộc vào các ứng dụng”, ông Đinh Anh Huân – Chủ tịch HĐQT Seedcom kiêm Chủ tịch HĐQT The Coffee House nói.

Có thể đây là nguyên nhân khiến The Coffee House thua lỗ. Cũng trong năm 2019, nhà sáng lập Nguyễn Hải Ninh rời ghế CEO của The Coffee House.

Về phía Phúc Long, xuất hiện từ năm 1957 tại Bảo Lộc – Lâm Đồng, Phúc Long nổi tiếng với truyền thống kinh doanh trà và tiếp đó cà phê. Tận dụng làn sóng trà sữa, Phúc Long mở rộng mạnh mẽ.
Đồ uống tại đây được đánh giá là giá cả hợp lý, hương vị đậm đà tự nhiên. Trong vài năm gần đây, Phúc Long mở hàng loạt các cửa hàng xuất hiện ở vị trí đắc địa của TP HCM và tiến quân ra bắc.

Sự xuất hiện của chuỗi cà phê Phúc Long hiện diện không lâu sau khi Starbucks đặt dấu chân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam vào năm 2013, rõ ràng là để đối đầu trực tiếp với “gã khổng lồ” Mỹ.
Màu xanh và trắng trên logo của Phúc Long khá giống với Starbucks. Thiết kế nội thất hiện đại. Nhưng giá bán thì hấp dẫn hơn nhiều với thực đơn phong phú từ trà, cà phê đến nước ép hoa quả, sinh tố, đồ ăn sáng…

Phúc Long cũng là một trong những thương hiệu đồ uống hiếm hoi có thể chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào tại Việt Nam do lịch sử là nhà cung cấp trà và cà phê thuần Việt với 2 đồi chè tại Lâm Đồng, Thái Nguyên và nhà máy chế biến trà và cà phê tại Bình Dương.

Tại Tp.HCM, Phúc Long có mặt tại hầu hết trung tâm thương mại lớn như Bitexco, Landmark 81, Crescent Mall, Takashimaya… Ở đâu có Starbucks và Highlands sẽ có Phúc Long.

Mặc dù vậy, khi giá thuê bị đẩy lên quá cao thì trong năm 2019, chuỗi này đã phải đóng cửa một số địa điểm.

Xem thêm tại Wikicabinet - Kênh thông tin tri thức nhân loại

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Món bò Beefsteak sốt tiêu sọ và nấm

Đồng nhất thức Euler và sự quyến rũ của toán học

Tử vi hàng ngày cho cung Ma Kết ngày 07/01