Khởi công hầm chui nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3

 HÀ NỘISáng 2/10, UBND thành phố khởi công dự án hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, tổng đầu tư gần 700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 18 tháng.

Hầm chui có kết cấu bê tông cốt thép, xây dựng trực thông theo hướng đường Lê Văn Lương. Tổng chiều dài hầm và gờ chắn 2 đầu là 475 m, trong đó hầm kín dài 95 m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380 m (mỗi bên 190 m).

Mặt cắt ngang gồm 2 hầm riêng biệt, mỗi hầm rộng 7,75 m, gồm 2 làn xe cơ giới rộng 3,5 m mỗi làn. Phần hầm hở mỗi chiều rộng 7,75 m, phân cách hai chiều bằng dải phân cách rộng một mét.

Đơn vị thi công cũng xén hè mở rộng đường Lê Văn Lương với chiều dài trên 300 m; xén hè mở rộng đường Tố Hữu khoảng 400 m.

Nhà thầu thi công dự án là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 - Công ty cổ phần Fecon - Công ty cổ phần Thương mại, tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Võ Hải.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Võ Hải.

Hầm chui là một trong những dự án trọng điểm của thành phố nhằm giải quyết xung đột, ùn tắc tại nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông thủ đô theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt.

Để dự án đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng, Chủ tịch thành phố Chu Ngọc Anh yêu cầu chủ đầu tư - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội - phối hợp chặt chẽ cùng các sở, ban ngành thường xuyên kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, đảm bảo an toàn lao động.

"Đặc biệt, quá trình thực hiện dự án phải đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong khu vực; lưu ý tổ chức giao thông thông suốt, an toàn", ông Ngọc Anh nói.

Nút giao Lê Văn Lương - Vành đại 3. Ảnh: Chung Lộc..

Nút giao Lê Văn Lương - Vành đại 3. Ảnh: Chung Lộc..

Theo Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội Phạm Hoàng Tuấn, công trình có độ khó và phức tạp, bởi vừa xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phụ trợ, vừa tổ chức giao thông nút giao, vừa di chuyển, bảo vệ công trình ngầm và nổi như hệ thống điện ngầm 220kV, 110kV, 22kV.

Ngoài ra, các đơn vị thi công phải xây trạm biến áp để cấp điện cho Trạm bơm thoát nước của hầm; di chuyển cáp thông tin của 19 cơ quan; đường cấp nước trên tuyến (D800, D400, D200, D150, các tuyến ống dịch vụ đấu vào nhà dân).

Ông Tuấn đánh giá công trình sau khi hoàn thành sẽ tạo thành nút giao thông khác mức 3 tầng (hầm chui, mặt đất và cầu vượt), góp phần giảm ùn tắc, tạo cảnh quan đô thị sạch đẹp.

Xem thêm tại Wikicabinet - Kênh thông tin tri thức nhân loại

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Món bò Beefsteak sốt tiêu sọ và nấm

Đồng nhất thức Euler và sự quyến rũ của toán học

Google, Facebook, YouTube, Netflix có thể nộp thuế tại Việt Nam qua mạng