Vinaconex bán cổ phần tại Nedi2 cho Toyota Tsusho

 Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) vừa hoàn tất việc thoái vốn tại Nedi2 và không còn là công ty mẹ của công ty này.

Nedi2 là tên viết tắt của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Bắc 2.



Số cổ phần mà Vinaconex đã rút vốn tại Nedi2 là khoảng gần 17,5 triệu cổ phần. Sau đợt thoái vốn này, Vinaconex vẫn còn nắm giữ hơn 19,1 triệu cổ phần tại Nedi2.


Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần của Vinaconex tại doanh nghiệp này chỉ lại 38,24%, với tỷ lệ này, Nedi2 không còn là công ty con của Vinaconex nữa.


Nedi2 hiện đang vận hành khai thác nhà máy thủy điện Ngòi Phát, dự án đặt tại khu vực sông Ngòi Phát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam


Đối tác nhận chuyển nhượng số cổ phiếu Nedi2 từ Vinaconex là Công ty Toyota Tsusho Corporation.  


Toyota Tsusho được thành lập năm 1948 với tư cách là một thành viên của Tập đoàn Toyota, đồng thời là cơ quan Thương mại và Đầu tư duy nhất của Tập đoàn Toyota với quy mô doanh thu năm 2019 là 60,3 tỷ USD.


Toyota Tsusho hiện có mặt trên khoảng 120 quốc gia với các lĩnh vực đầu tư chính như: Khoáng sản; công nghiệp ô tô; logistics toàn cầu; máy móc, hóa chất và thiết bị điện tử; thực phẩm và tiêu dùng.


Trong lĩnh vực năng lượng, Toyota Tsusho đầu tư nhiều vào lĩnh vực phát điện, trong đó các nhà thủy điện có tổng công suất vượt 3.400MW, các nhà máy điện gió có tổng công suất vượt 2.411 MW, các nhà máy điện mặt trời có tổng công suất vượt 342 MW, và nhiều loại hình năng lượng khác có tổng công suất vượt 4.666MW.


S&P và Moody’s xếp hạng Toyota Tsusho lần lượt ở mức “A+” và “A3”.


Trong khi đó, Vinaconex hiện có tổng tài sản đạt 19.357 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 8.979 tỷ đồng, có vốn góp tại gần 40 đơn vị hoạt động trong nhiều lĩnh vực như Xây lắp, bất động sản, năng lượng, nước sạch, giáo dục, xuất khẩu lao động…


Trong các hoạt động thoái vốn gần đây, thương vụ đáng chú ý nhất được công ty này thực hiện trong năm 2020 là động thái rút vốn khỏi Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC).


Tuy nhiên, mối liên quan giữa Vinaconex và An Khánh JVC vẫn còn rất lớn bởi những mối quan hệ nợ nần dây dưa trong quá khứ giữa 2 đối tác này.


Dấu ấn của An Khánh JVC trong bức tranh tài chính của Vinaconex cũng vẫn sâu đậm. Số dư phải thu ngắn hạn của Vinaconex đối với An Khánh JVC tại ngày 30/9/2020 vẫn lên tới hơn 702,7  tỷ đồng, theo đó An Khánh JVC vẫn là khách hàng nợ tiền nhiều nhất đối với Vinaconex, gấp tới hơn 4,7 lần khách hàng nợ đứng thứ hai là Công ty cổ phần ADG Holding.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Món bò Beefsteak sốt tiêu sọ và nấm

Đồng nhất thức Euler và sự quyến rũ của toán học

Google, Facebook, YouTube, Netflix có thể nộp thuế tại Việt Nam qua mạng